Fintech Việt Nam 2022 đã phải đối mặt với nhiều thách thức và biến động của nền kinh tế trong ngoài nước, điển hình là cuộc xung đột chính trị giữa Nga và Ukraina hay tình trạng lạm phát, giá cả hàng hóa tăng cao. Song, thị trường Fintech Việt Nam 2022 vẫn được xem là một năm có tăng trưởng so với các năm trước.
1. Tổng quan thị trường Fintech Việt Nam 2022
Việt Nam đang nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi để hình thành khung pháp lý minh bạch và hỗ trợ đa dạng các lĩnh vực, cũng như một thị trường đa phân khúc, linh hoạt.
Các dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động ngành Fintech Việt Nam này vẫn đang ở giai đoạn trình Chính phủ xem xét, ban hành.
Tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm (2021-2025) của Chính phủ Việt Nam trong việc hỗ trợ phát triển thanh toán không sử dụng tiền mặt, thị trường thanh toán điện tử đã đạt kết quả khá ấn tượng khi tỷ lệ chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đã tăng lên 95%.
Các khoản đầu tư vào ngành Fintech Việt Nam 2022 tăng vọt nhờ vào việc áp dụng nhanh chóng các dịch vụ tài chính kỹ thuật số trong bối cảnh hạn chế do COVID-19.
Tuy nhiên, ngành Fintech Việt Nam năm 2022 đã chứng kiến sự sụt giảm nguồn vốn đổ vào các công ty Fintech so với năm 2021.
Giá trị của các thương vụ đầu tư vào lĩnh vực Fintech tại Việt Nam đạt 294 triệu USD. Về số lượng giao dịch, các công ty khởi nghiệp Fintech Việt Nam đã nhận được khoảng 14 khoản đầu tư (Theo thông tin khảo sát và tổng hợp của đội ngũ HyperLead).
Ngoài ra, Tài chính nhúng (Embedded Finance) vẫn đang là một xu hướng mới mẻ và có tiềm năng to lớn trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính trên nền tảng số ở năm 2022 tại Việt Nam.
Sự phát triển của nền kinh tế số hiện nay đã thúc đẩy hợp tác giữa ngành dịch vụ tài chính và các kênh phân phối (như các nền tảng số) để tạo ra các giao dịch và cơ hội tài chính.
Với xu hướng trên, nhiều định chế tài chính, doanh nghiệp lớn trong nước đang đẩy mạnh hợp tác với các công ty Fintech cung cấp giải pháp tài chính nhúng.
Fintech Việt Nam 2022 đã ghi nhận sự tăng trưởng trong số lượng Startups. Theo khảo sát của HyperLead – nền tảng affiliate marketing hàng đầu Việt Nam chuyên cung cấp sản phẩm, dịch vụ lĩnh vực Tài Chính – Ngân Hàng – Fintech, số lượng Startups đã tăng gần 13% (từ 156 công ty năm 2021 lên 176 công ty vào năm 2022).
Trong đó, Thanh Toán (Payment) vẫn là lĩnh vực Startup Fintech sôi động nhất Việt Nam, chiếm 22.6% số lượng công ty Fintech tại Việt Nam, tiếp đến là Cho Vay Cá Nhân (Personal Lending) và Blockchain/Crypto.
2. Fintech Việt Nam 2022 xuất hiện các startups mới
Bên cạnh các lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn, Fintech Việt Nam 2022 đã có sự phát triển đáng kể về số lượng Startups ở các mảng Đầu Tư Tích Lũy (Wealth Management), Bảo Hiểm Công Nghệ (Insurtech) và Mua trước trả sau (Buy Now Pay Later) so với năm 2021, cụ thể:
- Ideal Life với trụ sở chính tại TP.HCM đã ra mắt IZIon24 – ứng dụng bảo hiểm bỏ túi đầu tiên tại Việt Nam.
- Công ty công nghệ KMS chính thức đưa Kaypay đến với người dùng Việt vào tháng 8/2022. Kaypay là ứng dụng kết hợp nền tảng thương mại điện tử và tính năng thanh toán mua trước trả sau.
- Tháng 6/2022, ứng dụng đầu tư thông minh Tititada chính thức ra mắt thị trường Fintech.
- Ứng dụng tài chính nên ứng dụng Tích lũy & Đầu tư 3Gang chính thức ra mắt thị trường vào tháng 12/2022 với mong muốn chinh phục giới trẻ Việt.
- Nền tảng tài chính kỹ thuật số dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Đông Nam Á Funding Societies đã chính thức ra mắt tại Việt Nam, đánh dấu lần mở rộng thị trường thứ năm của nền tảng này.
- Sự hợp tác bền chặt giữa Tập đoàn Tài chính Công nghệ Umee với Ngân hàng TMCP Kiên Long là tiền đề quan trọng cho sự ra đời của ứng dụng Umee by KienlongBank, hoạt động với nguyên lý của một ngân hàng số toàn năng.
3. Các sự kiện nổi bật của Fintech Việt Nam 2022
Fintech Việt Nam tiếp tục là sếu đầu đàn dẫn dắt dòng vốn đầu tư vào Startups trong năm 2022.
Thị trường đã diễn ra vô cùng sôi động khi ghi nhận hàng loạt vòng huy động vốn thành công, với quy mô lên đến hơn trăm triệu USD:
- Ngay từ những ngày đầu của năm 2022, Timo đã huy động thành công 20 triệu USD trong vòng gọi vốn được dẫn dắt bởi Square Peg. Đây là một trong các thương vụ huy động vốn thành công đầu tiên của Startup Việt trong năm 2022 và cũng là đợt gọi vốn ngoại đầu tiên của Timo.
- Thương vụ đáng chú ý nhất vào tháng 4/2022 là Sky Mavis – nhà sản xuất game Axie Infinity công bố huy động được 150 triệu USD cho series B mảng Blockchain in Financial Services.
- Vào đầu tháng 6/2022, Finhay đã trở thành doanh nghiệp Fintech đầu tiên trong lĩnh vực đầu tư cá nhân sở hữu giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán sau thương vụ mua lại Công ty Chứng khoán Vina (VNSC).
Ngay sau thương vụ mua lại VNSC, cuối tháng 6/2022, Finhay đã nhận được khoản vốn góp đầu tư lên tới 25 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B được dẫn dắt bởi Openspace Ventures. - MFast nhận đầu tư cho series A 2,5 triệu USD mảng InsurTech vào tháng 7/2022.
- Tititada nhận 1,5 triệu USD vòng Seed trong tháng 9/2022.
- Ứng dụng đầu tư bán lẻ của Việt Nam Infina thông báo họ đã huy động được 6 triệu USD vốn hạt giống từ Sequoia Capital India’s Surge, Y Combinator, Saison Capital, Starling Ventures, Alpha JWC và AppWorks.
4. Các thương vụ hợp tác M&A của Fintech Việt Nam 2022
Nhiều hoạt động tài chính, mua bán – sát nhập (M&A) cũng đã diễn ra sôi nổi trong thị trường Fintech Việt Nam 2022, điển hình phải kể đến các thương vụ sau:
- Vào giữa năm 2022, MoMo cũng đã mua 49% cổ phần của công ty chứng khoán trong nước Chứng khoán Tín Việt (CVS).
Ngoài ra, MoMo cũng mua lại Nhanh.vn – công ty cung cấp dịch vụ quản lý bán hàng đa kênh trên nền tảng đám mây, để mở rộng thị trường thông qua giải pháp của mình. - Ngân hàng số Việt Nam Timo và OpenWay, một nền tảng phần mềm thanh toán và ngân hàng số, đã nhận được “Giải thưởng Công nghệ Xuất sắc Việt Nam” cho Phần mềm Thanh toán cho nền tảng ngân hàng số của mình.
- Ngày 24/03/2022, vượt qua rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong thị trường ngân hàng số tại Việt Nam, TNEX đã chính thức được The Asian Banker trao giải thưởng “Best Digital-Only Bank in Vietnam”
- Nhà điều hành mạng viễn thông của Việt Nam Viettel Telecom thông báo hợp tác với Insurtech kỳ lân Bolttech cho ra mắt các dịch vụ bảo hiểm, được cung cấp bởi nền tảng trao đổi bảo hiểm của bolttech, trên ứng dụng khách hàng MyViettel của Viettel.
- Visa đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với nhà cung cấp giải pháp thanh toán điện tử Việt Nam VNPAY để nâng cao trải nghiệm thanh toán kỹ thuật số tại đây.
- CTCP Quản lý Quỹ Dragon Capital Việt Nam và CTCP Dịch vụ Di động Trực Tuyến (đơn vị sở hữu thương hiệu MoMo) chính thức ký kết hợp tác chiến lược nhằm triển khai sản phẩm đầu tư chứng chỉ quỹ.
- Tháng 10/2022, Công ty Insurtech Igloo đã hợp tác với Nền tảng thương mại điện tử Shopee để triển khai dịch vụ bảo hiểm của mình tại Việt Nam. Được bảo lãnh bởi Bảo hiểm Bảo Việt, việc cung cấp là một giải pháp bảo vệ toàn diện cho các tài sản trong nhà chống lại các sự kiện bất ngờ như thiên tai và hỏa hoạn.
- Tối 1/12/2022, Siêu ứng dụng MoMo vừa được xướng tên tại Lễ trao Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2022 (Smart City Award Vietnam), xếp hạng xuất sắc 5 sao tại hạng mục “Giải pháp thanh toán thông minh” thuộc nhóm “Giải pháp công nghệ số cho thành phố thông minh”.
- Ngày 1/8/2022, Ngân hàng số sáng tạo Cake by VPBank của Việt Nam đã giành “Giải thưởng Asian Banking & Finance Awards (ABFA)” cho Sáng kiến Hệ thống Ngân hàng lõi Tốt nhất – Việt Nam tại Giải thưởng Ngân hàng Bán lẻ ABF 2022.
5. Dự đoán xu hướng Fintech Việt Nam 2023
5.1. Các ngân hàng số sẽ tạo ra các sản phẩm tài chính mới
Năm 2022, ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng người dùng sử dụng các ứng dụng Banking của các NEO Bank, đây cũng là mục tiêu mà các ngân hàng số đặt ra trong giai đoạn 2021 – 2022.
Ví dụ điển hình như Cake by VPBank đã đạt 2 triệu người dùng sau 19 tháng ra mắt hay đến tháng 08/2022, TNEX thông báo chính thức vượt mốc 1 triệu tài khoản người dùng kể từ khi ra mắt vào tháng 12 năm 2020.
5.2. Mua trước – Trả sau
Trong năm vừa qua, chúng ta cũng đã nghe nhiều về xu hướng “mua ngay trả sau” (Buy Now, Pay Later), theo đó các khoản thanh toán có thể được chia thành nhiều đợt. Hình thức này cũng được dự báo trở thành xu hướng Fintech Việt Nam 2023 với sự phát triển mạnh mẽ.
5.3. Blockchain tiếp tục phát triển
Năm 2022 được ghi nhận là năm chứng kiến sự sụt giảm lớn về giá trị của tiền điện tử, nhưng công nghệ Blockchain cũng có khả năng cao trở thành xu hướng Fintech Việt Nam 2023 với những biến động khó đoán trước của thị trường.
Theo Forbes, việc chuyển khoản quốc tế thường diễn ra chậm và tốn kém, trong khi đó công nghệ Blockchain có thể giúp giải quyết các mốc thời gian này với tốc độ và độ bảo mật cao hơn cũng như chi phí thấp hơn.
5.4. Tận dụng tối đa dữ liệu lớn
Năm 2023 sẽ tiếp tục là một năm quan trọng đối với dữ liệu lớn (Big Data). Các công ty trong ngành sẽ tiếp tục dựa vào dữ liệu từ hàng nghìn giao dịch để khám phá các khả năng kinh doanh mới và thay đổi hướng đi của công ty.
Tin mới nhất